BLOG ĐỌC GÌ

Bí quyết tập cho bé ngủ riêng hiệu quả

Giấc ngủ của trẻ đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển thể chất và trí tuệ. Việc cho trẻ ngủ riêng có thể giúp hình thành tính tự lập từ sớm. Tuy nhiên “trẻ mấy tuổi thì sẽ ngủ riêng?”cách tập cho trẻ ngủ riêng như thế nào để đạt hiệu quả?” chính là vấn đề thách thức các bậc làm ba mẹ.

1. Lý do nên cho trẻ ngủ riêng

  • Tập cho bé ngủ riêng sẽ giúp dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn: Khi trẻ ngủ chung cùng với ba mẹ có thể hình thành một số thói quen không tốt như đòi ăn lúc nửa đêm hoặc quấy khóc.
  • Ba mẹ cũng có thể là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Những điều này sẽ khiến trẻ khó ngủ hơn, thậm chí không có thói quen tự ngủ hoặc khó ngủ lại nếu bị tỉnh giấc vào ban đêm.
  • Nếu được cho ngủ riêng thì trẻ có thể rèn thói quen tự ru mình vào giấc ngủ và ngủ sâu giấc hơn. Thời gian ngủ đúng và đều đặn sẽ giúp trẻ hình thành đồng hồ sinh học ngay từ khi còn nhỏ.
  • Cho trẻ ngủ riêng sẽ giúp hình thành thói quen tự lập khi lớn lên.

<<<Đọc thêm>>>Ba mẹ không thể không biết phương pháp này để giúp bé yêu ngủ ngon

2. Thời điểm thực hiện cho trẻ ngủ riêng

Lựa chọn thời điểm cho trẻ ngủ riêng sẽ phụ thuộc vào từng cá nhân. Nếu trẻ hợp tác thì ba mẹ có thể cho trẻ ngủ riêng ngay từ khi còn nhỏ. Trong trường hợp mà trẻ lớn rồi vẫn chưa chịu ra ngủ riêng thì cha mẹ cũng cần có các biện pháp thuyết phục.

Ba mẹ không nên cho trẻ ngủ riêng quá muộn, nhất là sau 3 tuổi. Bởi vì, ở thời kỳ này, trẻ đã có khả năng phân biệt giới tính, nếu vẫn tiếp tục ngủ với ba mẹ thì có thể sẽ gặp những hoàn cảnh thật trớ trêu.

Thời gian cho trẻ ngủ riêng sớm nhất có thể bắt đầu từ 4 đến 6 tuần tuổi. Khi đó cha mẹ có thể sử dụng nôi hoặc giường riêng để trẻ có thể ngủ 1 mình mà vẫn có thể quan sát được sự an toàn của con.

3. Cách tập cho trẻ ngủ riêng một cách hiệu quả

Ba mẹ có thể bổ sung những bí kíp để có thể tìm ra cách cho trẻ ngủ riêng được hiệu quả:

  • Ba mẹ hãy tập cho bé ngủ riêng từ lúc còn rất nhỏ: Thực tế thì nếu để 1 em bé quá nhỏ ngủ riêng có thể khiến cho ba mẹ cảm thấy lo lắng và suy nghĩ rất nhiều. Tuy nhiên về lâu dài thì đó lại quyết định đúng đắn giúp trẻ có thể ngủ riêng 1 cách thoải mái nhất.
  • Ba mẹ hãy dùng lời nói dịu dàng và có lý lẽ để thuyết phục trẻ ngủ riêng: Đối với trẻ em, việc sử dụng những lời nói mang tính chất khiển trách hay tiêu cực có thể khiến cho việc trao đổi ngôn ngữ trở nên khó khăn, thậm chí trẻ có thể có những phản ứng thái quá. Để trẻ có thể tự nguyện ra ngủ riêng thì ba mẹ hãy sử dụng lời nói nhẹ nhàng và có lý để thuyết phục. Đồng thời hướng dẫn cho trẻ cách thực hiện đạt hiệu quả nhất.
  • Ba mẹ dạy cho trẻ rèn luyện tính độc lập: Nếu không có ba mẹ bên cạnh mà trẻ không thể tự ngủ được thì cần phải có kế hoạch cụ thể từng bước để rèn luyện lại tính độc lập cho con. Chẳng hạn ba mẹ có thể đồng ý và ngồi trên giường để trẻ ngủ, sau đó, sẽ từ từ di chuyển đến ngồi ở 1 chiếc ghế hoặc 1 vị trí nào đó trong phòng, cuối cùng có thể đi ra khỏi phòng hoàn toàn khi trẻ đã ngủ say.

<<<Đọc thêm>>> Mách ba mẹ: 6 bước cho một giấc ngủ lành mạnh ở trẻ

  • Ba mẹ tập cho trẻ ngủ riêng nhưng không được nóng vội: Ra ngủ riêng được xem là bước ngoặt lớn đối với trẻ. Để trẻ quen dần với hoạt động này, ba mẹ hãy thực hiện từ từ và tốc độ sẽ tùy thuộc vào khả năng của con. Có thể sẽ mất khoảng vài tuần để thuyết phục trẻ thực hiện việc này. Nếu quá nóng vội thì mọi nỗ lực cho trẻ ngủ riêng có thể sẽ bị thất bại.
  • Ba mẹ giúp trẻ duy trì thói quen ngủ riêng.
  • Nói chuyện với trẻ về vấn đề trẻ ngủ riêng từ sớm. Điều này có thể giúp trẻ có thời gian để chuẩn bị tâm lý và sẵn sàng tham gia hoạt động này.
  • Ba mẹ cũng cần phải tìm hiểu những nỗi sợ hãi của trẻ trong trường hợp ngủ riêng và xoa dịu chúng. Mọi nỗi sợ hãi sẽ khiến việc ngủ riêng của trẻ trở nên khó khăn hơn.
  • Ba mẹ luôn luôn thể hiện yêu thương và quan tâm tới trẻ. Đa số trẻ đều thích được ngủ trong sự ôm ấp, vỗ về của ba mẹ. Vì vậy ba mẹ có thể ôm hôn con trước khi đi ngủ để con cảm thấy được yêu thương và che chở.

Cho trẻ ngủ riêng từ sớm nhưng vẫn trong tầm kiểm soát của ba mẹ sẽ giúp hình thành những thói quen tốt, đồng thời cũng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe ở trẻ. Tuy nhiên, để thực hiện được việc này thì ba mẹ cần phải khéo léo, kiên trì và có kế hoạch cụ thể.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *