Kefir và những lợi ích tuyệt vời
Bạn đã từng nghe qua nấm sữa kefir chưa? Sữa chua kefir có rất nhiều lợi ích lắm đấy. Hãy cùng tìm hiểu nào
Kefir là gì?
Kefir là một sản phẩm sữa lên men có nguồn gốc từ những vùng núi Ural- ngăn cách giữa châu Á và châu Âu. Sữa lên men Kefir là sản phẩm rất được ưa chuộng ở những nước phương Tây, và nó đang được du nhập vào Việt Nam trong khoảng thời gian gần đây. Kefir là nguồn cung cấp canxi dồi dào và giàu lợi khuẩn – probiotic cùng nhiều chất dinh dưỡng khác. Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về những lợi ích của Kefir.
Kefir có kết cấu tương tự với sữa chua, nhưng lỏng hơn, dạng sữa. Kefir có vị chua, chát và hơi “khét”, do carbon dioxide – sản phẩm cuối cùng của quá trình lên men. Hương vị của loại sữa lên men này được quyết định bởi thời gian lên men của nấm Kefir.
Nấm sữa Kefir hay còn được gọi là nấm tuyết Tây Tạng, nấm Tuyết Liên (ngoài ra nó còn có các tên khác như: men kefir, sữa chua kefir, hạt kefir…). Đây là một loại thực phẩm lên men lactic nhờ vi khuẩn ưa ấm lactic vừa lên men rượu nhờ nấm men, rất giàu enzyme với các vi khuẩn có lợi giúp cân bằng hệ tiêu hoá.
Vậy thì những lợi ích chính của sữa lên men Kefir là gì?
Cải thiện và thúc đẩy sự hoạt động của hệ tiêu hoá
Trong Kefir có chứa: Lactobacillus Caucasus, Leuconostoc, Acetobacter species, và Streptococcus species,… và hơn 30 loại lợi khuẩn khác nhau đây là những vi khuẩn có lợi mà không có trong sữa chua và sữa thông thường. Bên cạnh đó, Kefir chứa nhiều men có lợi như Saccharomyces kefir và Torula, 2 loại men này thâm nhập vào màng niêm mạc nơi chứa các vi khuẩn có hại chúng tạo thành một nhóm “SWAT” loại bỏ các vi khuẩn có hại và tăng cường cho đường ruột. Do đó, chúng hỗ trợ rất tốt cho hệ tiêu hoá của chúng ta, đặc biệt là đối với những người có “hội chứng rối loạn đường ruột” (IBS), và cho trẻ sơ sinh, người già, người thường xuyên mệt mỏi.
Nấm men và vi khuẩn có lợi trong kefir cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng, đồng thời kích thước hạt sữa của Kefir nhỏ hơn so với sữa chua, nên loại nấm tuyết Tây Tạng này được đánh giá là mang lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hoá hơn. Đặc biệt, một số bài nghiên cứu chỉ ra rằng những người không dung nạp hoặc nhạy cảm với lactose vẫn có thể sử dụng được sữa men Kefir.
Tuy nhiên, trung bình một ngày chúng ta chỉ nên sử dụng từ 200 – 400 ml sữa kefir. Nếu ăn quá nửa lít sữa kefir/ ngày hay ăn liên tục có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ như viêm loét dạ dày, đối với những người nhạy cảm với chất chua.
Kefir rất giàu chất dinh dưỡng
Thành phần chất dinh dưỡng có trong 175ml kefir bao gồm: 6gr protein, 200mg canxi, khoảng 140 mg phốt pho, 0.33mg vitamin B12, 0.2mg bivoflavin, 7gr carbohydrate, 16mg magie, 6gr chất béo và 104 kcal Calo.
Kefir là thức uống có thể hỗ trợ giảm cân
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những lợi khuẩn trong kefir như lactobacillus hoặc nhóm LAB có mối liên kết với sự thay đổi trong cân nặng, nó giúp quản lý cân nặng tốt hơn. Bên cạnh đó, việc mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột cũng là một nguyên nhân dẫn đến tăng cân quá đà và thậm chí là béo phì.
Kefir là một thực phẩm giàu tốt cho xương
Sữa men Kefir được làm từ sữa bò, là một nguồn thực phẩm giàu canxi, vitamin K2 và những loại vitamin quan trọng đối với hệ xương của chúng ta. Việc bổ sung vitamin K2 đã được chứng minh rằng giúp làm giảm thiểu tình trạng xương bị giòn, dễ gãy lên đến 81%. Nhờ đó, việc sử dụng kefir cùng những sản phẩm từ sữa có thể giúp cho nguy cơ bị loãng xương về già có thể được khắc phục.
Kefir có thể giúp làm sự giảm sưng viêm
Sự sưng viêm gây ra bởi một số bệnh về đường ruột như bệnh Viêm khoét ruột (IBD) hoặc sưng thấp khớp có thể thuyên giảm khi sử dụng kefir. Lý do là vì một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng lợi khuẩn LAB là một tác nhân chống viêm. Tuy nhiên, số lượng nghiên cứu về mặt lợi ích này của Kefir cần được nghiên cứu chuyên sâu hơn.
Hiện nay ở thị trường Việt Nam, bạn có thể thoải mái lựa chọn việc mua nấm sữa và tự làm tại nhà, hoặc có thể chọn mua những sản phẩm có sẵn trong siêu thị, tạp hoá.